“Siêu xa lộ thông tin” đó là cái tên mà mọi báo đài đang gọi cho nền Công nghệ Thông tin thế kỷ 21 đã đang ở trong tầm phóng phát triển một cách mạnh mẽ, mang lại luồng gió mới cho tri thức nhân loại. Khoảng con người thuộc các châu lục nhích lại gần nhau hơn tạo ra sự cảm thông, sự hiểu biết lẫn nhau qua các phương tiện điện thoại truyền thông truyền hình, và hệ thống mạng Inernet…
Trên đà phát triển của Công nghệ Thông tin, Ban Hoằng Pháp Tp HCM từng bước tiếp nhận lĩnh vực ứng dụng kỷ thuật tiên tiến vào trong việc hoằng truyền giáo pháp Phật đà. Chẳng hạn như:
Với những ứng dụng Công nghệ Thông tin hiện đại đã mang lại rất nhiều y nghĩa thiết thực cho ngành hoằng pháp nâng cao tính siêu việt vượt khỏi khái niệm không gian và thời gian. Mọi người có thể đón nhận lời Phật dạy ở mọi lúc và mọi nơi trong những thời gian rỗi rảnh của mình. Không bị giới hạn, không bị bó buộc bởi công việc, bởi cuộc sống đời thường mà điều đó đã khiến cho một số người không đến được với những chất liệu an vui và niềm hỉ lạc. Nếu có trường hợp những ngôi chùa chưa có giảng sư có thể bằng hình thức băng dĩa trình chiếu hay có thể khuếch tán âm thanh từ những chương trình giảng trực tiếp từ trên mạng…thì cũng có thể tiếp xúc ánh sáng trí tuệ của chư Phật.
Việc ứng dụng nền Công nghệ mới cũng dễ khiến gây ra những hậu quả bất cập, tuy nhiên đó cũng chỉ là những điều mà khi ta đánh giá sai về chúng. Thực tế, đứng trước nhu cầu gia tăng gần như là tỷ lệ thuận với sự phát triển xã hội, Phật giáo không thể “thờ ơ” với xu thế, mà phải hội nhập càng nhanh càng tốt, nhằm đáp ứng món ăn tinh thần cho nhân loại nói chung và cho người Vệt Nam nói riêng. Triết gia vĩ đại vừa là nhà khoa học người Đức Albert Einstain từng có tiên đoán như sau:
“Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn thiên nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi phương diện trong cái nhất thể đầy ý nghĩa. Chỉ có đạo Phật đáp ứng đủ các điều kiện ấy.”
Với lời tiên đó Phật giáo càng được xem như vai trò quan trọng thúc đẩy tiến trình hòa bình thế giới và cũng là giải pháp cho cuộc khủng hoảng và suy thoái nền đạo đức cá nhân và xã hội. Ở vào thế kỷ 21 này, Phật giáo không thể tách rời xã hội từ nhận thức cho đến ứng dụng những thành tựu Công nghệ thông tin vào công cuộc hoằng pháp.
Thiết nghĩ, “Phật pháp bất ly thế gian giác” hay “Chúng sinh là đối tượng giác ngộ” nên chúng ta không thể không quan tâm đến Công nghệ thông tin như mặt trận hoằng pháp để đưa tin tức Phật sự và giáo lý cho các Phật tử công chức, giáo sư, nhân sĩ trí thức không có thời gian và điều kiện để đến chùa nghe giảng thường xuyên.
Nếu chúng ta không bắt nhịp và nâng cao kiến thức công nghệ thì chúng ta tự đánh mất chính mình trên bước đường hội nhập và hoằng hoá nhân sinh ở thế kỷ thứ 21 này.
Tỳ kheo Thích Đức Trường