“Tuần hoàn kiếp số rất bi thương!
Thoát khổ đâu hơn Cực Lạc bang?
Gắng niệm Di-đà về bản cảnh
Đừng mê trần lụy lạc tha hương.
Bụi hồng nghiệp trước đời hư mộng
Lửa đỏ ngày sau rước họa ương
Khuyên sớm xa nơi nhiều kiếp nạn
Cùng nhau dạo bước đến Liên phương”.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người nghi ngờ về pháp môn Tịnh độ. Vì căn cứ lời Phật dạy chỉ có con đường tu tập Tam vô lậu học Giới – Định – Tuệ là con đường duy nhất. Cách nói như vậy là chưa tìm hiểu pháp môn Tịnh độ đến nơi đến chốn. Chúng ta hãy tìm hiểu thêm.
Định được chia thành năm cấp độ: Định tâm thiền, Chế tâm thiền, Thể chân thiền, Phương tiện tùy duyên thiền, Nhị biên phân biệt thiền.
Xét như vậy, pháp môn niệm Phật có đầy đủ năm trạng thái của thiền định tùy theo mức độ tu tập của mỗi hành giả mà tiệm tiến từ Định tâm thiền đến Nhị biên phân biệt thiền. Do vậy không thể nói pháp môn niệm Phật không thể đạt kết quả vãng sanh cực lạc.
Luận về pháp môn niệm Phật có năm phiên tiện:
Chư Phật đại từ, đại bi, thường thuyết pháp giáo hóa chúng sanh, chư Bồ tát dùng nhiều phương pháp giải thích, phương tiện khai mở Trí tuệ Bát nhã. Lý do nào mà nói pháp Bát nhã ba la mật? Phật dạy: “Vì muốn chư Bồ tát tăng trưởng pháp niệm Phật tam muội”. Lý do nào mà khuyên niệm Phật? Phật dạy: “Nếu có người niệm Phật, nên biết người này cùng với Văn Thù Sư Lợi không khác”. Vì sao như vậy? Vì pháp niệm Phật tam muội này phát sanh các đại tam muội của chư Phật, như Du hí tam muội, Thủ lăng nghiêm tam muội và nhiều món tam muội khác.
Từ tam muội này mà thể nhập sâu xa vào trong biển Phật pháp, đầy đủ các phương tiện hiển bày. Nếu dùng một câu niệm Phật mà tu niệm, thẩm định rằng trong đó đã bao gồm tất cả pháp môn. Vì sao như vậy? Vì tất cả hiền thánh từ niệm Phật mà sanh, tất cả các món trí tuệ từ niệm Phật mà có. Cho đến hàng Thập tín Bồ tát và Tam hiền Bồ tát đều không xa rời niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng; Không rời xa niệm Nhất thiết chủng trí. Từ sơ địa Bồ tát cho đến bát địa, cửu địa, thập địa cũng không xa rời niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng và niệm Nhất thiết chủng trí.
Nhưng do vì trí tuệ sai biệt mà lập các danh tướng, chúng sanh mê danh, vọng sanh kiến giải sai khác, đọa lạc vào cảnh ma giới. Có người không hiểu rõ tính chất của giáo lý này một cách tường tận nên xem thường pháp niệm danh hiệu Phật, tự hiểu theo quan điểm sai lạc nên không nắm bắt được ý nghĩa thù thắng trong đó.
Luận về nhân của người tu đạo, không xa rời Tam hiền thập thánh (Ba Hiền Mười Thánh, Kinh Hoa Nghiêm cho biết rõ rằng Mười Trụ, Mười Hạnh và Mười Hồi Hướng là hiền; Mười Địa là thánh, Diệu Giác là Phật. Mười Thánh, tức thánh nhân của Mười Địa; một là Hoan Hỷ, hai Ly Cấu, ba Phát Quang, bốn Diệm Huệ, năm Nan Thắng, sáu Hiện Tiền, bảy Viễn Hành, tám Bất Động, chín Thiện Huệ và mười là Pháp Vân). Nếu luận về quả chứng ngộ tức là quả vị Phật Như Lai. Người tu đạo thường tri ân và niệm mười phương tất cả chư Phật; Chứng đắc quả vị giải thoát phải chứng trú trạng thái thanh tịnh đệ nhất thiền. Nên biết rằng, trạng thái thiền đó muốn thể nhập vào cảnh giới chứng ngộ rốt ráo, không pháp môn nào hơn pháp niệm Phật. Nhưng người về sau chưa từng thể nghiệm trong pháp hành, mất đi lợi ích to lớn của pháp môn này. Từ khả năng thấy biết hạn hẹp đó nên mất phương hướng của sự tu học.
Chư Phật vì sự giải khổ cho chúng sanh mà khuyên niệm danh hiệu Phật, nguyện sanh cực lạc quốc, nên mới dạy pháp niệm Phật vãng sanh; Chúng sanh tuy hoan hỉ Phật thân, nhưng nghiệp lực sâu dày nên không thấy, nên mới dạy pháp quán tướng diệt trừ tội chướng; Chúng sanh mê chấp cảnh trần, nên mới dạy pháp quán các cảnh do tâm tạo; Chúng sanh chấp các pháp thật có thật không, lạc vào hai bên nên dạy pháp quán xả li tâm và cảnh; Chúng sanh vui đắm sâu vào cảnh không tịch của thiền định, chấp thủ trạng thái định, không rõ thật pháp, nên mới dạy pháp Tánh khởi Viên thông.
Đức thế tôn là bậc thầy cao quý! Bậc dẹp trừ tất cả ngã tướng, bậc khai mở pháp môn niệm Phật vi diệu, con đường thẳng tới giác ngộ trọn vẹn. Duy chỉ có bậc thông hiểu kinh luận, đầy đủ kinh nghiệm tu chứng, định tuệ viên dung, kiểm chứng pháp môn này hoàn toàn tương ưng với các kinh luận liễu nghĩa đại thừa, đó là sự thật. Nên biết pháp trì danh niệm hiệu Phật thâm sâu khó nghĩ bàn, một câu niệm Phật mà chứa đủ các pháp môn, niềm tin thành tựu một khi đã y vào giáo nghĩa tịnh độ mà thực hành.
Nghĩa lý năm môn niệm Phật là tầng bậc làm phương tiện tu học:
Tóm lại, năm phương tiện của pháp môn niệm Phật tam muội là năm phương cách cho mỗi hành giả thực hành pháp môn niệm Phật từng bước chuyển dời tâm thức ra mọi sự đắm nhiễm của bụi trần cảnh. Đồng thời, người thực hành niệm Phật cũng được nương vào năng lực mười phương chư Phật gia trì và hộ niệm sanh khởi trí tuệ.
TT.TS. Thích Nguyên Hạnh