Nền công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực, góp phần tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống vật chất cho con người, nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường làm việc. Với sự giúp sức của công nghệ, con người có thể hoàn thành các công việc một cách nhanh chóng và tiện lợi. Trong điều kiện hoằng pháp Phật giáo trong thời hiện đại, nếu ứng dụng được công nghiệp kỷ thuật số, việc làm lợi ích cho số đông loài người càng có nhiều hiệu quả. Công nghiệp kỷ thuật số có nhiều lợi ích là “Trí tuệ nhân tạo”. Vậy “Trí tuệ nhân tạo” là gì và cách ứng dụng ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu.
“Trí tuệ nhân tạo” hay “trí thông minh nhân tạo” (Artificial intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). Là trí thông minh do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.
Trí tuệ nhân tạo có thể được phân thành ba loại hệ thống khác nhau: trí tuệ nhân tạo phân tích, lấy cảm hứng từ con người và nhân tạo. AI phân tích chỉ có các đặc điểm phù hợp với trí tuệ nhận thức; tạo ra một đại diện nhận thức về thế giới và sử dụng học tập dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ để thông báo các quyết định trong tương lai. AI lấy cảm hứng từ con người có các yếu tố từ trí tuệ nhận thức và cảm xúc; hiểu cảm xúc của con người, ngoài các yếu tố nhận thức và xem xét chúng trong việc ra quyết định. AI nhân cách hóa cho thấy các đặc điểm của tất cả các loại năng lực (nghĩa là trí tuệ nhận thức, cảm xúc và xã hội), có khả năng tự ý thức và tự nhận thức được trong các tương tác.
Trong thế kỷ 21, các kỹ thuật AI đã trải qua sự hồi sinh sau những tiến bộ đồng thời về sức mạnh máy tính, dữ liệu lớn và hiểu biết lý thuyết; và kỹ thuật AI đã trở thành một phần thiết yếu của ngành công nghệ, giúp giải quyết nhiều vấn đề thách thức trong khoa học máy tính, công nghệ phần mềm và nghiên cứu vận hành.
Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí thông minh của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Có bốn quan điểm về AI như sau:
Nói đơn giản, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được trí thông minh như con người như biết suy nghĩ biết lập luận giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi… Trí tuệ nhân tạo có khả năng trợ giúp hoặc thay thế con người trong một lĩnh vực nào đó. Đặt biệt là trong lĩnh vực hoằng pháp Phật giáo.
Hoằng pháp là mang mục tiêu làm cho lợi ích chúng sanh. Điều này được đức Phật khẳng định qua câu “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bản hoài” Việc hoằng pháp được hiểu với ý nghĩa rộng và sâu sắc hơn, không chỉ mang ý nghĩa giới hạn trong việc truyền đạo, không phải vì muốn thu phục nhiều tín đồ và lòng sùng kính, mà mục đích chính là làm sao mọi người có thể hiểu và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống để giải thoát khổ đau, có được sự bình an và hạnh phúc.
Con đường hoằng pháp thành công của đức Phật kéo dài bốn mươi chín năm theo quan điểm Bắc truyền. Từ lúc thành đạo cho đến khi nhập Niết-bàn ở tuổi tám mươi, đức Phật đã không ngừng phục vụ nhân sinh qua ba phương cách: Thân giáo, khẩu giáo và ý giáo. Trong suốt cuộc đời của đức Thế Tôn, Ngài đi từ nơi này đến nơi khác để truyền bá giáo pháp trong nhân gian và dẫn dắt nhiều người ra khỏi vòng khổ đau sinh tử của kiếp người.
Đức Phật nhận thấy rõ chúng sanh do vô minh nên không hiểu được nguyên nhân khổ, không biết thế nào là khổ, không biết cách để diệt khổ và giải thoát khỏi khổ đau. Ngài đã tìm mọi cách, bằng mọi phương tiện giáo hóa chúng sanh theo từng căn cơ, trình độ để giúp họ tránh ác, làm lành, mà có thể hiểu đơn giản nhưng bao quát nhất là: “Không làm các điều ác, hành các việc lành và giữ tâm ý trong sạch”. Chỉ cần giữ ba điều này, thì với bất kỳ ai, tôn giáo, tầng lớp, giai cấp, địa vị hay tuổi tác là gì… cũng đều nhận được sự an lạc trong cuộc sống, không nhất thiết chỉ là những người con Phật. Đó là tính nhân văn mà đức Phật đã trao truyền và để lại cho nhân loại. Ngài đã trao vào tay chúng ta chiếc chìa khóa mở cửa ngôi nhà hạnh phúc của chính mình. Ai hành theo, người ấy sẽ có được sự bình an và hạnh phúc ngay trong hiện tại.
Ngày xưa Đức Phật và các vị đệ tử của Ngài đi trì bình khất thực mỗi buổi sáng, và đó cũng là một hình thức hoằng dương Chánh pháp. Hình thức này rất hữu hiệu và thực tiễn vào thuở ấy. Có rất nhiều người khi nhìn thấy đức Phật trì bình khất thực đã phát khởi lòng tín thành và quy y theo Ngài. Đi khất thực là hình thức nhập thế của đạo Phật, vừa chứng tỏ con người có hoạt động xã hội, vừa tạo cơ hội cho chúng sinh gieo duyên lành với Chánh pháp. Khất thực là dịp người Tăng sĩ tiếp xúc với mọi hạng người, qua đó họ có thể giảng dạy giáo lý bằng phương pháp lý thuyết và thực hành. Khất thực cũng là hình thức thể hiện hạnh từ bi, tinh tấn và nhẫn nại trong giáo lý đạo Phật. Tuy nhiên ngày nay, ở Việt Nam, việc trì bình khất thực chỉ được thực hiện trong một số tự viện hoặc vào các dịp lễ hội của Phật giáo. Do đó việc hoằng pháp ngày nay không thể thông qua việc khất thực được, mà cần đến những phương thức thực tiễn khác. Chúng ta cần đến những phương tiện khác như văn hóa, truyền thông, giáo dục, từ thiện… để mang giáo pháp của đức Phật đến với mọi tầng lớp dân chúng. Đó là những điều kiện cần để việc hoằng pháp được thành tựu và có hiệu quả.
Trong kinh Tăng Chi, đức Phật dạy người giảng pháp cần phải có và thông hiểu năm phận sự của mình (dhammadesakadhamma):
Người giảng pháp nếu thiếu một trong năm yêu cầu này thì xem như nhiệm vụ hoằng pháp không hoàn hảo. Người thuyết pháp cần phải ghi nhớ rằng, thuyết pháp không phải là dịp để thể hiện sự hùng biện của mình, thao thao bất tuyệt như những diễn giả thế gian, và cũng không nên mượn diễn đàn Phật pháp để thể hiện tri kiến tô bồi chủ nghĩa cá nhân. Nếu muốn phô diễn (show) mặt bằng kiến thức thì đó chỉ là học giả mà không phải hành giả, vì người hoằng pháp là một hành giả đã trải nghiệm giáo lý của Đức Thế Tôn, và đang đem sự bình an hạnh phúc đến với mọi người.
Vấn đề hoằng pháp hiện nay mặc dù lực lượng giảng sư hùng hậu với số đông, nhưng cũng còn có nhiều hạn chế. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2009, hiện có gần 6.802.318 tín đồ Phật giáo. Đến năm 2014 thống kê được tăng lên 14 triệu tín đồ. Con số này quá khiêm tốn trong đất nước có gần 90 triệu dân. Vì sao tình trạng xảy ra như thế? Chúng ta cần nhìn lại các nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khiến vấn đề hoằng pháp có những khó khăn:
Theo đà phát triển của công nghệ, ứng dụng “AI” luôn là xu hướng công nghệ tương lai, là nền tảng cốt lõi của cuộc cách mạng 4.0. “AI” có thể một phần nào hỗ trợ đóng vai trò hoằng pháp bằng trí thông minh nhân tạo của một người hoằng pháp.
Mối lo con người thời đai, khi trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ thì trách nhiệm con người trong tương lai sẽ như thế nào? Vai trò truyền thừa sẽ ra sao? Trong một báo cáo tương lai năm 2018 cho rằng, sự phát triển của công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo sẽ khiến 75 triệu việc làm mất đi. Tuy nhiên sẽ có 133 triệu việc làm khác sẽ mở ra và giới doanh nghiệp sẽ phân chia lao động giữa người và máy móc. Trong vòng 5 năm tới sẽ có 58 triệu việc làm mới được tạo ra từ sự phát triển vượt bật của trí tuệ nhân tạo. Điều này đúng với câu nói một nhà hiền triết: “Cánh cửa này đóng lại sẽ có một cánh cửa khác mở ra”. Nói như vậy, từ sự phát triển vượt bật của trí tuệ nhân tạo sẽ thúc đẩy:
Với giải pháp như vậy, chúng ta thấy trách nhiệm con người trong tương lai càng sẽ tốt hơn và vai trò truyền thừa sẽ mang một tầm cao hơn. Điều quan trọng với việc sử dụng tốt trí tuệ nhân tạo công tác hoằng pháp sẽ dễ dàng hơn.
Ngày nay, với công nghệ kỹ thuật hiện đại con người có thể dễ dàng ngồi một chỗ để tra cứu và tìm hiểu kinh điển, học lời Phật dạy cũng như tìm kiếm các thông tin có liên quan đến Phật pháp. Chỉ cần vào Google là có thể tìm thấy nhiều điều để học hỏi. Bên cạnh, bằng các phương tiện như máy bay, điện thoại, internet, máy ghi âm, v.v.. việc hoằng pháp ngày nay được thuận tiện, nhanh chóng và rút ngắn thời gian rất nhiều. Điều này là một lợi thế và là hạnh phúc lớn cho tất cả chúng ta. Hoằng pháp ngày nay được xem như là “đa phương hóa, đa dạng hóa”; và người hoằng pháp cần phải vận dụng một cách trí tuệ những phương tiện hiện đại cho việc truyền bá Chánh pháp.
Đặt biệt hơn với việc sử dụng “Trí tuệ nhân tạo” hay “trí thông minh nhân tạo” (Artificial intelligence – viết tắt là AI) như là giải pháp các vấn đề khó khăn và hoằng pháp sẽ thuận lợi hơn nhiều trong việc vận dụng giáo lý của đức Phật để hướng dẫn người Phật tử hiểu đúng Phật pháp, tránh những việc làm mê tín, sai lầm, giúp người Phật tử tại gia hướng đến con đường tu tập để có sự bình an, thảnh thơi và hạnh phúc.
Tài liệu tham khảo